Backlink là gì?

02:51 |
Backlink là gì? Cách tạo backlink? Xây dựng backlink? Tạo backlink hiệu quả? Một chuỗi các câu hỏi về thủ thuật SEO mà các bạn mới vào nghề SEO đang cần giải đáp. Dưới đây tôi sẽ giới thiệu những kiến thức cơ bản với bạn về điều này.

BACKLINK LÀ GÌ?

Backlink là xây dựng kết nối nhiều trang web lại với nhau hay chính là những liên kết website khác trỏ về site của bạn.

Chức năng của Backlink

Nếu trong nội dung trang web khác có gắn liên kết đến website bạn thì website bạn cũng được bọ tìm kiếm ghé thăm và việc lên top trên các công cụ tìm kiếm sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn. Vì vậy nếu muốn được bot google ghé thăm thường xuyên bạn phải xây dựng nhiều backlink nhưng lưu ý phải đặt backlink ở site chất lượng nhé.
Việc coi trọng nối dung đã được thể hiện ở thuật toán Google Panda mới cập nhật gần đây, nhưng nếu website của bạn không có 1 lượng backlink nhất định thì cơ hội lên top của bạn sẽ khó khăn hơn, pagerank khó cải thiện và nếu có thì thời gian index website cũng rất chậm.

Phương pháp tạo backlink hiệu quả

Trao đổi liên kết

Hiện nay các seoer thường dùng việc trao đổi link để có được thứ hạng cao trên google có 2 cách trao đổi đó là trao đổi chéo và trao đổi 2 chiều.

Social Network Profiles

Sau khi viết bài xong bạn nên chia sẻ ngay lên các trang mạng xã hội như Facebook, G+, Tweet, Stumble Upon… Số người click vào link bài viết, bình luận, like hoặc +1 trên  các trang mạng xã hội này sẽ góp phần giúp site của bạn index nhanh hơn.
Mạng xã hội có tốc độ lan truyền rất đáng kinh ngạc nếu như bài viết của bạn thực sự thú vị.

Social Backlinking

Kỹ thuật này sử dụng phương pháp đưa link trực tiếp lên các trang mạng xã hội từ các Bookmarking trực tuyến như Tagvn.com, linkhay.vn, Vietkicks.com, ishare.vn, Buzz.vn…cách này rất hay mà không tốn chi phí và khá an toàn. Nó mang lại hiệu quả khi số lượng truy cập vào trang này càng nhiều tỉ lên click vào link bạn cũng hiệu quả không kém.

Blog Comment


Bạn tìm và vào các blog cùng chủ để, comment mang tính chất xây dựng và liên kết đến website của bạn, điều này giúp tăng lượt truy cập, nhưng nhớ là đừng comment lung tung nhé, các admin có thể xóa comment của bạn ngay đấy.

Chữ ký trên forum

Link Dofollow trên các diễn đàn pagerank cao có 1 sức mạnh nhất định trong quá trình SEO cho trang web của bạn, tuy nhiên, việc này khá tốn thời gian và công sức, hơn nữa, bạn phải có khả năng viết tốt thì bài viết mới được quan tâm. Việc sở hữu danh sách các diễn đàn link Dofollow và pagerank cao cũng là 1 điều khó khăn ở thời điểm hiện tại khi mà các quy định hoạt động ở diễn đàn chặt chẽ hơn vì spam.

Tạo Profile trên Website 2.0

Google có trang cho phép bạn tạo Profile và bạn có thể kèm backlink của bạn vào đó. Cách này cũng giúp cho bạn ít nhiều vì thường cái gì được google cho phép mang lại lợi ích tốt cho bạn trong việc website được google index nhanh hơn.

Mua link

Hiên nay cũng không ít các diễn đàn rao bán mua backlink việc này cũng rất tốt cho website của bạn nhưng lưu ý cần nên chú ý các tiêu chí mua link như chỉ số: PageRank (PR) , Domain Authority (DA), Page Authority (PA), Alexa, title, url tối ưu tốt và Index của site trên Google. Một backlink chất lượng sẽ giúp website của bạn rất nhiều như tăng thứ hạng, tăng DA, PA, PR và tốc độ Index cũng tăng cao theo.

Cross Link

Cross Link là cách xây dựng backlink hiệu quả nhất cách này bạn sẽ phải xây dựng cho mình nhiều website vệ tinh cũng chủ đề, cùng lĩnh vực với web chính. Bạn sẽ đặt backlink từ các website vệ tinh này trỏ link về web chính. Điều này vô cùng có lợi cho bạn trong việc chủ động đặt link tùy ý, chất lương link cũng tốt có thể lên kế hoạch SEO 1 cách chủ động và linh hoạt. Tuy nhiên để làm được điều này bạn phải đầu tư khá nhiều về chi phí cho domain, hosting, cũng như nhân sự để đảm nhiệm quản lý các website này…

Bài viết liên quan:


TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ BACKLINK CHẤT LƯỢNG


Tiêu chí bạn cần quan tâm:
  • PA:  Độ tin tưởng của 1 trang trên website thang điểm của nó cũng là 100 và dĩ nhiên thang điểm càng cao độ tin tưởng càng lớn
  • DA: độ tin tưởng của tên miền có giá trị cao nhất là 100, giá trị này được đánh giá chung cho toàn trang web, DA càng cao thì website càng được đánh giá cao.
  • Site Design: bạn nên xem xét phần thiết kế website nếu bố cục website đẹp mắt, các thẻ title, Heading, URL có được tối ưu không..vì nếu đạt được điểu này chứng tỏ site này đang phát triển 1 cách mạnh mẽ không phải tạo ra để spam có thể tin tưởng được.
  • PR: chỉ số đánh giá thứ hạng website của Google
Độ Traffic

Web có số lượng truy cập lớn ắt hẳn là 1 web chất lượng bạn có thể đánh giá nó thông qua Alexa

Việc đặt backilnk cùng chủ đề là rất quan trọng đơn giản bạn có thể hiểu backlink được đặt trên cùng 1 chủ đề sẽ thu hút người đọc quan tâm đến chủ đề đó kéo theo lượng Traffic của bạn đã nhiều lên.
Người đọc có thói quen đọc các bài viết liên quan để thỏa mãn nhu cầu thông tin, hãy chú ý tới điều này.

Số lượng link out

Nếu bạn liên kết với 1 website ngoài khác mà có nhiều linkout có nghĩa là chất lượng link trên site đó kém đi. Với số lượng linkout khoảng 20 link tới trang có cùng chủ đề thì link trên web đó vẫn chấp nhận được. Vì nếu linkout ra quá nhiều google sẽ đánh giá website đó kém chất lượng và xếp vào spam link kéo theo việc web bạn có thể bị phạt.

Vị trí đặt backlink

Backlink của bạn được đặt ở vị trí càng cao thì càng tốt, tốt nhất là đặt được ở vị trí trên cùng bên trái là tốt nhất.

Link là Do Follow hay No Follow

Nhiều người cho rằng link No Follow là không tốt cho website nhưng không hẳn thế mà nó vẫn có tác dụng cho SEO vì vậy bạn nên xem xét điều kiện để đặt tỉ lệ thế nào cho hợp lý. Có thể sử dung phẩn mềm SEO quake để kiểm tra Nofollow và Dofollow. Nên đặt link trên các trang có đuôi .edu, .gov sẽ có độ uy tín hơn rất nhiều.

Bài viết khác: Đâu là lí do làm hỏng trang web của bạn?

MỘT SỐ MÔ HÌNH XÂY DỰNG BACKLINK

Liên kết bánh xe (Link Wheel)
Chuỗi liên kết (Link Chain)
Link Wheel đôi (Double Link Wheel)
Liên kết web (Link web)Liên kết Kim tự tháp (Link Pyramid)
Liên kết sao (Link Star)

Hi vọng mang đến kiến thức SEO bổ ích cho ban.

Chúc bạn SEO top thành công!
Read more…

Email marketing là gì?

01:21 |
Thương mại điện tử đang có sự phát triển mạnh mẽ cùng với Internet, người ta đã nhận ra những tiềm năng của email để khai thác và ứng vào vào kinh doanh. Vậy Email marketing là gì? Tại sao nó lại là 1 xu hướng được ưa chuộng đến vậy? Hãy cùng công ty thiết kế website OSVN tìm hiểu điều này.

Email marketing là gì?


Email Marketing là một hình thức mà người bán, cung cấp dịch vụ gửi sách điện tử hay catalogue điện tử vào email cho khách hàng, thúc đẩy và đưa khách hàng đến quyết định thực hiện việc mua các sản phẩm của họ.

Các hình thức Email marketing

Có hai hình thức marketing bằng email đầu tiên xuất hiện trên Internet đó là:
- Email marketing cho phép hay được sự cho phép của người nhận (Solicited Commercial Email), đây là hình thức hiệu quả nhất.
- Email marketing không được sự cho phép của người nhận (Unsolicited Email Marketing hay Unsolicited Commercial Email - UCE) còn gọi là Spam.

Lợi ích của email marketing

Tiết kiệm rất nhiều thời gian

Việc sử dụng email để marketing sẽ tiết kiệm cho bạn rất nhiều thời gian trong việc gửi thư. Nếu bạn gửi thư theo cách thông thường thì bạn sẽ mất khá nhiều thời gian trong việc viết thư cũng như thời gian gửi các bức thư đó.
Bạn phải thực hiện việc sàng lọc từ danh sách khách hàng của bạn ra các đối tượng mà bạn cần gửi thư đến. Thời gian để thực hiện công việc này làm bạn tốn khá nhiều thời gian. Nếu như bạn thực hiện công việc này không chính xác thì sẽ dẫn đến: hoặc bạn để sót các khách hàng của mình hoặc bạn lại gửi đến những khách hàng đã mua sản phẩm và không cần tiếp thị nữa.

Chi phí rất thấp - Tạo ra lợi ích lớn

Sử dụng email để gửi thư và nhất là gửi với số lượng lớn đến nhiều địa chỉ khác nhau, thời gian mà bạn tiết kiệm được là rất lớn cũng như là chi phí cho việc gửi thư cũng thấp hơn nhiều. Như bạn đã biết, email cho phép bạn có thể gửi nhiều thư đến nhiều địa chỉ trong một lần gửi.

Đem lại những đơn đặt hàng bất ngờ

Việc marketing bằng email có thể đem lại cho bạn những đơn đặt hàng ngay sau khi bạn gửi thư chào hàng. Gửi thư chào hàng bằng email, thời gian gửi rất ngắn, khách hàng nhận được thư chào hàng trong khi đang có nhu cầu về sản phẩm của bạn. Có thể họ sẽ thực hiện việc đặt hàng ngay lập tức và không cần đắn đo gì. Nếu họ vẫn chưa đặt hàng, bạn có thể tiếp tục nhắc nhớ họ... cho tới khi nào họ mua sản phẩm của bạn.

Lợi ích của email marketing cho phép

Hình thức email marketing cho phép là một trong các hình thức marketing tốt nhất để tạo cho công việc kinh doanh của bạn phát triển, mang lại lợi nhuận nhanh chóng nhất với chi phí thấp nhất vì:

Bạn có thể nhanh chóng xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng thông qua việc gửi cho họ các bản tin, thông tin cập nhật về sản phẩm, khuyến mại sau các khoảng thời gian khác nhau, hoàn toàn tự động.

Bạn gửi email cho những người có quan tâm đến sản phẩm của bạn và họ sẽ cảm ơn bạn vì điều này.
Bạn có thể bắt đầu nhận được đơn đặt hàng của khách hàng chỉ trong vòng vài phút sau khi bạn gửi thư chào hàng.


Nhược điểm duy nhất của hình thức này là bạn phải được sự cho phép của người nhận.

Hình thức gửi email marketing không mong muốn hay còn gọi là spam


Hình thức gửi email marketing không mong muốn là một chủ đề gây nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, rất nhiều người không tin rằng có sự khác biệt giữa hai hình thức email marketing trên.

Nếu sử dụng hình thức email marketing này ở các nước phát triển thì bạn sẽ gặp rất nhiều rắc rối vì chủ nhân của hộp thư đó có thể kiện bạn và bạn sẽ bị phạt vì hành vi này.

Tuy nhiên, spam không phải là luôn gặp rắc rối nếu bạn biết áp dụng nó một cách khôn ngoan để bổ trợ cho hình thức marketing cho phép. Đó là việc bạn gửi kèm các món quà nho nhỏ đến và kèm theo là một mẫu đăng ký danh sách gửi thư.

Để không gây khó chịu cho người nhận và họ có thể vui vẻ tiếp nhận thư của bạn, bạn chỉ nên gửi quảng cáo của bạn đến hộp thư của khách hàng một hoặc hai lần và số lần nên cách nhau một khoảng thời gian dài để không gây khó chịu cho người nhận. Đồng thời bạn cũng nên nói rõ với khách hàng nếu họ không muốn nhận thư của bạn nữa, họ chỉ cần thực hiện 1 số thao tác đơn giản là họ có thể loại bỏ tên của họ ra khỏi danh sách nhận thư cũng như sẽ không phải nhận thêm bất kỳ một thư tiếp thị nào khác.
Read more…

DNS là gì?

18:10 |
Như chúng ta đã biết, mỗi website có 1 tên miền và 1 địa chỉ IP, địa chỉ IP nỳ gồm 4 nhóm số cách nhau bởi dấu chấm đối với IPv4. Việc nhớ 1 dãy số dài như vậy đối với con người ta là rất khó, và càng khó hơn khi có quá nhiều website trong thời đại ngày nay, nhớ địa chỉ IP của 1 website đã khó, để nhớ được địa chỉ IP của nhiều website như vậy lại càng khó hơn. Để thực việc này được dễ dàng hơn, năm 1984 người ta đã phát minh ra DNS, vậy DNS là gì? Hãy cùng công ty thiết kế website tìm hiểu ngay sau đây:

DNS là gì?



Domain Name System hay DNS là hệ thống phân giải tên miền Internet. Hệ thống DNS server cho phép thiết lập tương ứng qua lại giữa địa chỉ IP và tên miền. Khi bạn mở trình duyệt web và nhập tên website, hệ thống DNS sẽ tự động chuyển đổi sang địa chỉ IP và gửi yêu cầu đi và trình duyệt sẽ đến website mà bạn cần, bạn không phải vào website thông qua 1 địa chỉ IP dài loằng ngoằng và khó nhớ nữa. Với ứng dụng tuyệt vời này, bạn chỉ cần nhớ tên miền website mà thôi.

Bài viết khác: landing page la gi?

Nguyên tắc làm việc của DNS

Mỗi nhà cung cấp dịch vụ sẽ vận hành 1 hệ thống DSN server riêng, nếu 1 trình duyệt tìm kiếm địa chỉ website thì DNS server phân giải tên miền của chính tổ chức quản lý website ấy sẽ phân giải tên website được yêu cầu từ trình duyệt.
INTERNIC là một tổ chức được thành lập bởi NFS ( National Science Foundation ), AT&T và Network Solution,chịu trách nhiệm đăng ký các tên miền của Internet. INTERNIC ( Internet Network Information Center ) chịu trách nhiệm theo dõi các tên miền và các DNS server tương ứng. INTERNIC chỉ có nhiệm vụ quản lý tất cả các DNS server trên Internet chứ không có nhiệm vụ phân giải tên cho từng địa chỉ.
- DNS server có khả năng ghi nhớ lại những tên vừa phân giải. Để dùng cho những yêu cầu phân giải lần sau. Số lượng những tên phân giải được lưu lại tùy thuộc vào quy mô của từng DNS.

Cấu trúc gói tin DNS

ID QR Opcode AA TC RD RA Z Rcode
QDcount ANcount NScount ARcount
ID: Là một trường 16 bits, chứa mã nhận dạng, nó được tạo ra bởi một chương trình để thay cho truy vấn. Gói tin hồi đáp sẽ dựa vào mã nhận dạng này để hồi đáp lại. Chính vì vậy mà truy vấn và hồi đáp có thể phù hợp với nhau.
Opcode: Là một trường 4 bits, được thiết lập là 0 cho cờ hiệu truy vấn, được thiết lập là 1 cho truy vấn ngược, và được thiết lập là 2 cho tình trạng truy vấn.
RD: Là trường 1 bit, trường này sẽ cho biết là truy vấn muốn server tiếp tục truy vấn một cách đệ qui.
RA: Trường 1 bit này sẽ cho biết truy vấn đệ qui có được thực thi trên server không .
AA: Là trường 1 bit, nếu gói tin hồi đáp được thiết lập là 1, sau đó nó sẽ đi đến một server có thẫm quyền giải quyết truy vấn.
QR: Là một trường 1 bit. Bít này sẽ được thiết lập là 0 nếu là gói tin truy vấn, được thiết lập là một nếu là gói tin hồi đáp.
TC: Là trường 1 bit, trường này sẽ cho biết là gói tin có bị cắt khúc ra do kích thước gói tin vượt quá băng thông cho phép hay không.
Z: Là trường 1 bit. Đây là một trường dự trữ, và được thiết lập là 0.
Rcode: Là trường 4 bits, gói tin hồi đáp sẽ có thể nhận các giá trị sau :
0: Cho biết là không có lỗi trong quá trình truy vấn.
1: Cho biết định dạng gói tin bị lỗi, server không hiểu được truy vấn.
2: Server bị trục trặc, không thực hiện hồi đáp được.
3: Tên bị lỗi. Chỉ có server có đủ thẩm quyền mới có thể thiết lập giá trị náy.
4: Không thi hành. Server không thể thực hiện chức năng này .
5: Server từ chồi thực thi truy vấn.
ARcount: Chỉ ra số lượng tài nguyên ghi lại trong phần thêm vào của gói tin.
ANcount: Số lượng tài nguyên tham gia trong phần trả lời.
QDcount: Số lần truy vấn của gói tin trong một vấn đề.
NScount: Chỉ ra số lượng tài nguyên được ghi lại trong các phẩn có thẩm quyền của gói tin.

Cách dùng DNS

Sử dụng DNS mặc định của nhà cung cấp dịch vụ ( internet ), trường hợp này người sử dụng không cần điền địa chỉ DNS vào network connections trong máy của mình. Sử dụng DNS server khác ( miễn phí hoặc trả phí ) thì phải điền địa chỉ DNS server vào network connections. Địa chỉ DNS server cũng là 4 nhóm số cách nhau bởi các dấu chấm.
Tốc độ biên dịch DNS có thể nhanh hay chậm do sự khác biệt giữa các hệ thống DNS server của từng tổ chức quản lý.

Những điểm mạnh của OpenDNS so với các DNS khác 

- Các DNS thông thường có thể sẽ phải kết nối tới một DNS khác để yêu cầu địa chỉ IP khi nó không tìm ra địa chỉ IP của trang Web mà bạn cần, nên sẽ làm chậm tốc độ truy cập của bạn. Trong khi đó, OpenDNS có một cơ sở dữ liệu lớn để lưu trữ sẵn các tên miền và được cập nhật liên tục, vì vậy nó có thể nhanh chóng tìm ra và trả về cho trình duyệt địa chỉ IP của trang Web mà bạn yêu cầu.

- OpenDNS cũng nắm trong tay một danh sách với số lượng lớn các địa chỉ Website lừa đảo (phishing – các Website giả mạo để ăn cắp thông tin cá nhân của người dùng). Khi bạn truy cập vào một trang Web được xem là lừa đảo, OpenDNS sẽ tự động ngăn lại và đưa ra cảnh báo.

- OpenDNS tự động sửa những lỗi sai thường gặp khi bạn gõ địa chỉ Web vào trình duyệt, như “.cmo” thành “.com”, “.og” thành “.org”, … Ngòai ra, nếu đăng ký một tài khỏan (miễn phí) tại OpenDNS, bạn có thể gõ tắt các địa chỉ Web mà bạn thường truy cập.

- OpenDNS được xây dựng dựa trên một hệ thống các server từ nhiều thành phố liên kết với nhau. Do đó, bạn có thể yên tâm rằng OpenDNS luôn làm việc ổn định (Bạn có thể truy cập http://system.opendns.com/ để xem hệ thống các servers của OpenDNS).

Bài viết khác: Cac loi thuong gap khi duyet web.
Nguồn: Sưu tầm và bổ sung.

Read more…